Dầu cọ – được chiết xuất từ quả cọ – cùng với dầu nành là 2 loại nguyên liệu chính dùng để sản xuất dầu ăn (dầu thực vật) trên thế giới. Dầu cọ chiết xuất từ thịt (cùi) của quả cọ, dầu và các sản phẩm dầu cọ có khả năng chịu nhiệt và chống ô xy hóa rất tốt, do vậy dầu cọ được xem là nguyên liệu lý tưởng trong sản xuất hỗn hợp dầu chiên.
Dầu cọ cũng có thể được dùng trong ngành công nghiệp hóa chất, mỹ phẩm, nhiên liệu sinh học…tuy nhiên nếu sử dụng những tác dụng này người ta trồng chuyên canh
để cây có thể tăng lượng dầu hay chất béo như mong muốn. Các nhà khoa học khẳng định, dầu cọ đỏ (dầu thô, chưa qua xử lý) có tác dụng tốt cho cơ thể nhờ các loại acid béo trong dầu và đặc biệt có lợi cho phụ nữ mãn kinh, mang thai và chống loãng xương. Dầu cọ đỏ chứa rất nhiều vitamin A gấp 15 lần so với cà rốt, mang lại rất nhiều tác dụng cho da như dưỡng ẩm, giữ ẩm, chống nhăn và đẩy mạnh quá trình sản xuất melanin – giúp da chống lại tác hại của tia cực tím.
Cây cọ dầu thường được nhân giống chính bằng hạt bởi nó không sinh ra các chồi phụ. Khi nhân giống cây cọ dầu bằng hạt, bạn cần chuẩn bị những loại hạt chất lượng, đều, mẩy, loại bỏ hết những hạt lép, kém chất lượng ảnh hưởng đến tốc độ nảy mầm của cây. Sau đó, ngâm hạt vào nước, nên chuẩn bị loại nước có 2 phần nước lạnh và 3 phần nước sôi, ngâm liên tục trong vòng 5 ngày. Quy trình ngâm hạt con dầu
Ngâm xong ngày đầu tiên bạn bắt đầu vớt hạt ra ngoài và phơi dưới nắng nhẹ.
Sau một khoảng thời gian phơi nắng, đưa lại vào lại trong nước và ngâm tiếp thêm 3 ngày nữa.
Sau khoảng 4 ngày ngâm hạt, ta đem hạt ra vệ sinh thật sạch sẽ, loại bỏ hết những tác nhân có thể gây hại cho lá mầm khi chúng nảy mầm.
Sau đó mang vào ủ thêm 1 ngày nữa
Cuối cùng mang hạt ra ủ vào trong đất đã chuẩn bị trước có chứa dinh dưỡng.
Cây cọ dầu khá dễ trồng, tốc độ phát triển nhanh và cũng dễ chăm sóc nên sẽ không làm mất quá nhiều thời gian cho bạn nhé.